Người thừa kế đã từ chối nhận di sản thì có quyền thay đổi ý định không?

Trong vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản, một người thuộc hàng thừa kế đã có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, Tòa án cấp sơ thẩm đưa họ vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi xét xử sơ thẩm, Tòa án đã giải quyết chia toàn bộ di sản thừa kế cho những đồng thừa kế khác (bao gồm cả ký phần thừa kế của người từ chối nhận di sản thừa kế). Sau khi xét xử sơ thẩm, người từ chối nhận di sản kháng cáo bản án với nội dung yêu cầu giải quyết được chia thừa kế theo pháp luật, xin được nhận kỷ phần thừa kế mà lẽ ra họ được hưởng. Trong trường hợp này, Tòa án có chấp nhận yêu cầu của họ về việc chia di sản thừa kế hay không?

Để làm rõ vấn đề trên, Công ty Luật Lê Huỳnh (Le Huynh Law Firm) xin tư vấn đến Anh Chị như sau:

Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”.

Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

  1. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
  2. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”

Điểm c khoản 2 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau: “Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy, trong trường hợp nêu trên thì tùy từng trường hợp mà Tòa án xem xét, quyết định:

– Trường hợp việc từ chối nhận di sản của người thừa kế là tự nguyện thì Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu của đương sự về việc chia thừa kế đối với kỷ phần mà họ đã từ chối nhận.

– Trường hợp có căn cứ về việc từ chối nhận di sản thừa kế của người thừa kế do bị lừa dối, ép buộc, đe dọa… thì Tòa án sẽ xem xét chấp nhận yêu cầu của đương sự.

Dịch vụ tham gia tố tụng dân sự của Le Huynh Law Firm:

  • Tư vấn và đại diện giải quyết tranh chấp đất đai, đặt cọc, thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn, di chúc, thừa kế nhà đất.
  • Tư vấn và đại diện giải quyết tranh chấp về định giá, đấu giá, môi giới, sàn giao dịch tài sản.
  • Tư vấn và đại diện giải quyết tranh chấp về chứng khoán, các hoạt động tài chính, tín dụng.
  • Tư vấn và đại diện giải quyết tranh chấp trong hoạt động xây dựng, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn và đại diện giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông, nhóm cổ đông trong công ty và tranh chấp về quyền quản lý, điều hành công ty.
  • Tư vấn và đại diện giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại.
  • Tư vấn và đại diện giải quyết tranh chấp lao động, hôn nhân gia đình.
  • Tư vấn và đại diện giải quyết tranh chấp dân sự.
  • Tư vấn và đại diện giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hành chính.

Trên đây là nội dung tư vấn của Le Huynh Law Firm về hồ sơ, trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp, trường hợp có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật số (028) 1088 – VNPT TP.HCM, nhấn phím 0, gặp chuyên viên tư vấn của Le Huynh Law Firm để được tư vấn và hỗ trợ.

Nội dung được kiểm duyệt bởi: Tập thể Luật sư của Le Huynh Law Firm. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *