Trình tự thủ tục đầu tư ra nước ngoài mới nhất

Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài. Nhà đầu tư muốn chuyển vốn để đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài kinh doanh phải thực hiện thủ tục xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài và đăng ký giao dịch ngoại hối để chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài.

Để đảm bảo an toàn pháp lý khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, trong phạm vi bài viết này, Le Huynh Law Firm sẽ tư vấn quy định về đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành. 

  1. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài 

Theo khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 có quy định các nhà đầu tư muốn thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

  • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
  • Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
  • Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
  • Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
  1.   Điều kiện đầu tư ra nước ngoài

Để đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp cần tuân thủ một số điều kiện quan trọng sau đây:

  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với Luật đầu tư 2020 và phù hợp pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
  • Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định nước tiếp nhận đầu tư và các ngành nghề theo quy định pháp luật Việt Nam.
  • Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép.
  • Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật đầu tư.
  • Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
  1. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Bước 1:  Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Quyết định đầu tư ra nước ngoài;
  • Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ kèm theo văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
  • Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư
  • Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài đối với trường hợp dự án chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản; dự án khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; dự án có xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo;…
  • Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài: thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài; thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài;…
  • Để thực hiện đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực như ngân hàng, khoa học và công nghệ, chứng khoán, bảo hiểm,… nhà đầu tư cần phải nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 2:  Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không đáp ứng các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.

Bước 3: Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận và Giấy phép kinh doanh tại nước ngoài thì nhà đầu tư cần thực hiện việc đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài và chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Bước 4: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Sau khi đăng ký xong giao dịch ngoại hối nhà đầu tư chuyển tiền vốn đầu tư ra nước ngoài theo tiến độ dự án đã đăng ký. Trường hợp thay đổi tiến độ chuyển vốn phải đăng ký với Ngân hàng nhà nước có thẩm quyền.

Bước 5: Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư đăng ký tài khoản truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

Dịch vụ pháp lý của Le Huynh Law Firm về thủ tục đầu tư:

  • Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư;
  • Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư;
  • Đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài;
  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
  • Thủ tục đầu tư ra nước ngoài;
  • Các dịch vụ pháp lý khác.

Tham khảo quy định pháp luật: 

  • Căn cứ quy định tại Luật Đầu tư 2020.
  • Căn cứ quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư ngày 26/3/2021.

Trên đây là nội dung tư vấn của Le Huynh Law Firm về thủ tục đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trường hợp có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật số (028) 1088 – VNPT TP.HCM, nhấn phím 0, gặp chuyên viên tư vấn của Le Huynh Law Firm để được tư vấn và hỗ trợ.

Nội dung được kiểm duyệt bởi: Tập thể Luật sư của Le Huynh Law Firm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *